Khi cảm thấy cuộc tranh cãi đã đi đến hồi căng thẳng và bạn bắt đầu mở
lớn “volume”, hãy tạm “đình chiến” để sắp xếp lại những gì đang diễn ra
trong đầu.
Chuyên gia tâm lý cho rằng: “Ai cũng biết, khi tức giận xen vào một
cuộc thảo luận, nó sẽ làm cho tình thế trở nên rất nhạy cảm. Bởi thế,
nếu lần tới bạn cảm thấy máu nóng đã dồn lên đến cổ, hãy nói với người
ấy rằng bạn cần ra ngoài chừng 10 phút để có thể bình tĩnh hơn trước
khi giải quyết mọi vấn đề”.
Nhớ rằng, hãy để người ấy thấy bạn thực sự cần vài phút tĩnh tâm, đừng
lao thẳng ra ngoài và đóng rầm cánh cửa.
2. Không nhắc lại quá khứ
Nếu chuyện đã xảy ra cách đó 48 giờ, bạn không được phép mang lại vào
chủ đề đang nói. Đừng đay đi nghiến lại mãi về một việc đã qua, hãy tập
trung vào chính vấn đề đang cần được giải quyết.
3. Không “lạc đề”
Một cuộc tranh cãi công bằng giữa vợ với chồng là cuộc tranh cãi không
“trỏ mặt gọi tên” hay dùng “mỹ từ” khiến người nghe thêm tức tối. Đó
cũng chẳng phải thời điểm đề cập tới chuyện bạn đã phải chịu đựng mẹ
của nửa kia nhiều tới mức nào hay đổ tội cho anh ấy 3 năm trước làm bạn
tới đám cưới em gái muộn. Một cuộc tranh cãi công bằng phải có thời
gian cho cả hai cùng nói và cùng lắng nghe.
4. Biết bạn “tranh đấu” cho cái gì
Suy đến cùng, chúng ta tranh cãi vì chúng ta yêu nhau. Bởi thế, bất kể
là đang cãi nhau vì lý do gì, điều cuối cùng: Chúng ta muốn hai người
tốt đẹp hơn và hiểu nhau hơn. Đừng quên nhắc nhở bản thân rằng các bạn
“đấu tranh” để giải quyết một vấn đề, chứ không phải để mạt sát, hạ
thấp lẫn nhau.
5. Làm dịu không khí căng thẳng
Nếu thấy đôi bên trở nên nóng quá, hãy cố gắng “hạ nhiệt” bằng một câu
nói đùa cho tình hình bớt căng thẳng.
6. Nhượng bộ một chút
Trong một cuộc tranh cãi, nếu đôi bên không bên nào nhượng bộ nổi nhau,
thì việc nhỏ như con kiến cũng có thể trở thành rắc rối to. Hãy ghi lại
những cảm xúc của nhau và cùng quyết định hai người nên làm gì để giải
quyết mâu thuẫn. Nhớ rằng, ai cũng dễ chịu khi được lắng nghe và nhận
từ đối phương câu “anh (em) xin lỗi”.