Tại
sao lại cần tên lửa nhiều tầng để phóng tàu vũ trụ?
Ý tưởng sử dụng tên lửa nhiều tầng đã được một giáo viên người Nga có
tên Konstantin Tsiolkovsky nhắc tới vào đầu thế kỷ XX. Ông cho
rằng cần phải có một năng lượng cực lớn để nâng bất kỳ vật gì lên cao
và tách nó ra khỏi sức hút của Trái đất. Không có bất cứ một tên lửa
đơn nào có thể đủ mạnh để làm việc này. Nếu vậy, tại sao không sử dụng
các tên lửa nhiều tầng được nối với nhau để có thể ‘tiếp sức’ liên tục
cho nhau và đẩy tàu vũ trụ lên được quỹ đạo của Trái Đất hay xa
hơn?thehe9x.wap.sh/cothebanchuabiet
Ý
tưởng này cũng khá hay ở chỗ rằng càng lên cao thì tổng khối lượng bay
sẽ càng giảm dần vì nhiên liệu bị đốt cháy + các tầng tên lửa sau khi
đã đốt hết nhiên liệu sẽ được tách rời ra khỏi tàu vũ trụ. Càng lên
cao, lực hút của Trái Đất càng giảm dần và các tên lửa ở tầng sau có
sức mạnh hơn tầng trước khá nhiều.
Hiện
nay, hầu hết các tàu vũ trụ đều được phóng lên trên vũ trụ với tên lửa
ba tầng. Tầng thứ nhất có nhiệm vụ nâng bản thân nó, hai tầng còn lại +
tàu vũ trụ ra khỏi lớp khí quyển dày nhất. Thông thường, nhiên liệu cho
tầng đầu tiên này sẽ được đốt chát chỉ sau 01-02 phút. Sau đó, vỏ chứa
nhiên liệu của tầng này sẽ tách rời và rơi trở lại Trái Đất. Tầng thứ
hai sẽ được khởi động tiếp tục sau khi tầng thứ nhất tách khỏi tàu vũ
trụ và tiếp tục đẩy tàu vũ trụ ra khỏi sức hút của Trái Đất. Tầng thứ
ba thường chỉ được sử dụng để điều chỉnh hướng bay của tàu vũ trụ trong
không gian và đẩy tàu vũ trụ quay trở lại quỹ đạo Trái Đất khi cần. Chỉ
trong 15 phút đầu tiên, tàu vũ rụ đã đạt tới vận tốc 28.000 km/h với
cách sử dụng tên lửa nhiều tầng như hiện nay. Để hiểu rõ hơn về cách
thức hoạt động của tên lửa 3 tầng, bạn có thể xem video dưới đây :