Cà
phê chồn được biết đến lần đầu tiên từ khoảng những năm 1616, khi
Indonesia còn là thuộc địa của Hà Lan
thehe9x.wap.sh/cothebanchuabiet
. Những nông dân tại các đồn điền
cà phê ở đảo Java, Sumatra và Sulawesi trong quá trình thu lượm đã tình
cờ phát hiện những hạt cà phê rơi vãi dưới gốc cây. Vì muốn tận dụng,
họ đem về rửa sạch, rang vàng và hương vị cà phê chồn được tìm ra từ đó.
Những người châu Âu đến Indonesia sau đó được thưởng thức thứ đồ uống lạ lùng này và đã nhanh chóng “điên đảo” vì nó. Vì thế, Indonesia cũng được coi là xuất xứ của loại cà phê nổi tiếng thế giới này.
Trong tiếng Indonesia, từ Kopi có nghĩa là cà phê, từ Luwak là tên một vùng thuộc đảo Java, đồng thời cũng là tên của một loài cầy cư trú ở đó. Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải ra.
Loài Cầy Vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus) thuộc họ Cầy (Viverridae) nhưng ta quen gọi là chồn hương bởi gần tuyến sinh dục của nó có một túi chứa dịch toát ra mùi thơm nồng nàn gọi là xạ hương. Xạ hương được xem là dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao, dùng làm chất lưu dẫn trong Y học Cổ truyền phương Đông. Loài thú này phân bố rải rác ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, bán đảo Đông Dương, miền Nam Trung Quốc và một số nơi trên thế giới. Chúng ưa thích ăn quả cà phê nên đến mùa sắp thu hoạch chúng trèo lên các cây, chọn ăn những quả cà phê đỏ nhất, chín nhất. Dạ dày của chúng chỉ tiêu hóa phần thịt của quả, còn phần nhân bao bọc bởi lớp vỏ trấu được thải ra ngoài. Cư dân đi thu nhặt thứ sản phẩm độc đáo này và gọi là cà phê Chồn.
Do chúng không thể tiêu hoá hạt cà phê, và sau đó thì thải hạt cà phê ra cùng với phân của nó. Những người dân ở đây sẽ đi thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy hương này. Loài động vật này vốn được coi là loài có đặc tính chữa bệnh ở châu Á. Khi được sử dụng, loại hạt cà phê này có mùi đặc trưng và đem lại vị rất lạ so với các loại cà phê thông thường.
Chính loại Enzyma tiết ra từ dạ dày loại động vật này làm lên men hạt cà phê trong bao tử trước khi thải ra ngoài theo đường tiêu hóa, đã tạo ra vị đặc biệt của cà phê, trong quá trình lên men làm nên 1 loại cà phê vô cùng thơm ngon, độc đáo và vô cùng hiếm hoi.
Việt Nam là 1 trong vài quốc gia trên thế giới còn có loại cà phê huyền thoại này. Sản lượng cà phê chồn trên toàn thế giới chỉ khoảng 200kg/năm. Vì cà phê chồn là loại đặc sản quý hiếm và đắt giá nhất thế giới.
Ở Việt Nam có nhiều loài chồn, nhưng chỉ có 2 loài ăn quả cà phê là chồn mốc và chồn hương. Chồn mốc trưởng thành nặng khoảng 8 kg, còn chồn hương khoảng 3 kg. Người ta chỉ nhặt hạt cà phê của chồn hương thải ra. Do chồn mốc lớn, răng cũng lớn nên khi ăn nó thường nhai vỡ lớp vỏ trấu làm cho hạt cà phê thấm một mùi khó ngửi. Chồn hương có mặt nhiều ở Nam Trường Sơn, nhất là khu vực chung quanh vườn quốc gia Cát Tiên. Chúng đã được đưa vào Sách Đỏ. Nạn săn bắt, sự thu hẹp của các khu rừng vùng nhiệt đới và nạn buôn bán động vật hoang dã đang đe dọa chúng trong tự nhiên. Nguy cơ này làm ảnh hưởng rất lớn đến cà phê Chồn.
Khi ăn quả cà phê, chồn hương sẽ nhằn để nhả lớp vỏ ngoài ngay tại chỗ và nuốt phần còn lại. Và khi đi ra phân, lớp thịt đã bị tiêu hoá, còn lại hạt cà phê vẫn được bọc trong lớp vỏ trấu cứng. Người ta đi thu nhặt phân có lẫn hạt cà phê của chồn hương về. Trước tiên là phải rửa dưới dòng nước đang chảy để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất. Sau đó lớp vỏ trấu sẽ được xát bỏ, rửa sạch rồi mới đưa đi rang xay. Do nhiệt độ rang nóng nên cũng là một quá trình sát khuẩn hoàn toàn. Vì thế rất nhiều người nhầm tưởng là bẩn nhưng thực ra cà phê Chồn rất sạch.
Khi được sử dụng, loại cà phê này tỏa ra mùi hương đặc trưng và vị rất lạ so với các loại cà phê thông thường. Đó là lý do khiến cà phê Chồn trở thành một thứ đặc sản có giá rất cao.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc của hệ thống cà phê Trung Nguyên cho biết Trung Nguyên đã sản xuất thương hiệu cà phê chồn của riêng mình với tên gọi Weasel. Mỗi kg cà phê Weasel có giá 3.000 USD, cao hơn nhiều so với Kopi Luwak của Indonesia, được rao dưới 600 USD một kg.
“Sở dĩ cà phê chồn Việt Nam đắt vì quy trình sản xuất cầu kỳ và hoàn toàn thủ công”, đại diện của Trung Nguyên giải thích. Khác với Indonesia, những người sản xuất cà phê chồn tại Việt Nam không nuôi nhốt chồn và ép chúng ăn cà phê sẵn có.
Một trong những lý do khiến cà phê chồn ngon vì con chồn thường chọn ăn quả ngon lành, chín mọng. Chồn bị “cưỡng bức” ăn hạt cà phê sẽ cho ra sản phẩm không được như chồn ngoài tự nhiên. Đội ngũ chồn ăn hạt và “sản xuất” phân hiện sống hoang dã rải rác khắp vùng Tây Nguyên như Buôn Mê Thuột, Kon Tum, Đắc Nông, với số lượng không nhiều như trước do nạn săn bắn.
Nguyên liệu thô được thu mua với giá từ 1 đến 10 triệu đồng mỗi kg (tùy thuộc vào chất lượng hạt cà phê, thành phần lẫn trong phân) từ nông dân, thương lái. Sau đó, Trung Nguyên tiến hành sản xuất với nhiều tiêu chí cầu kỳ như thời gian từ lúc chồn cho ra sản phẩm đến lúc bắt đầu chế biến không nên quá 24 giờ, tiếp đến hạ thổ (đưa xuống lòng đất) 343 ngày. Khâu hạ thổ này rất quan trọng để cà phê phân rã vỏ một cách tự nhiên, thay vì dùng máy tách như thông thường.
Sau khi trải qua các công đoạn cầu kỳ như trên, cà phê Weasel có giá lên đến 3.000 USD một kg. Gói nhỏ 250g được bán ở 750 USD.
Tuy nhiên, kể cả những người có tiền cũng khó mà mua cà phê chồn Weasel vì mỗi năm Trung Nguyên chỉ sản xuất được từ 40 đến 50 kg. Do đó, sản phẩm này hiện chưa dành xuất khẩu mà chỉ bán ở số lượng nhất định theo đơn đặt hàng của các khách hàng VIP. Ngoài ra, cà phê chồn Weasel là món quà độc đáo dành tặng các vị nguyên thủ quốc gia khi họ đến Việt Nam.
Đại diện của Trung Nguyên tặng cà phê chồn Weasel cho Giáo sư Tom Cannon khi ông đến Việt Nam hồi 2009. Ảnh: Vnexpress
Dù Việt Nam có sản xuất cà phê chồn, thậm chí có loại hảo hạng, với mức giá “trên trời”, cà phê chồn vẫn là khái niệm xa lạ với đa số người dân, Với đại đa số người sành cà phê, việc tìm cà phê chồn để thưởng thức dù ở Sài Gòn hay Hà Nội là điều không thể.
Chồn ăn hạt cà phê ngoài tự nhiên sẽ cho ra những hạt cà phê thơm ngon hơn cà phê từ chồn nuôi nhốt. Sau đây là quy trình sản xuất cà phê chồn của hãng Kopi Luwak từ chồn nuôi nhốt.
Cà phê được công nhân thu hoạch bằng tay. Ảnh: amusingplanet.com
Sau đó, quả cà phê được lựa chọn kỹ. Ảnh: amusingplanet.com
Tiếp đến là phần nhiệm vụ quan trọng nhất của các chú chồn. Ảnh: amusingplanet.com
Chúng được ăn quả cà phê. Ảnh: amusingplanet.com
Do chồn không thể tiêu hóa được hạt cà phê, chúng "cho ra" sản phẩm là cà phê nguyên hạt. Ảnh: france24.com
Phân của chúng được công nhân thu lượm. Ảnh: amusingplanet.com
... được sàng lọc kỹ càng. Ảnh: france24.com
rồi được đưa vào công đoạn làm sạch. Ảnh: amusingplanet.com
Cà phê được phơi khô. Ảnh: amusingplanet.com
Sau đó chúng được rang thủ công... Ảnh: france24.com
... và đóng gói. Ảnh: france24.com
Từng ly cà phê khi dọn ra đều kèm theo chứng nhận "cà phê làm từ chồn". Ảnh: france24.com
Cà phê Kopi Luwak được phục vụ trong cửa hàng cà phê sang trọng ở New York. Ảnh: france24.com
Good to the last dropping!